Thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy nổi tiếng cả nước với những công trình di dời, chống nghiêng, chống lún…Tính đến nay, ông đã thực hiện được trên 200 công trình lớn nhỏ. Sắp tới, ông còn thực hiện những chuyến xuất ngoại sang tận Ý, Philippines để dời nhà.
Ông có thể cho biết những dự định sang Ý dời căn nhà cổ đến đâu?
Ông Nguyễn Cẩm Lũy: Sau khi thực hiện thành công nhiều công trình lớn ở Sài Gòn và các tỉnh, nhất là công trình dời đền Nại Nam ở Đà Nẵng, nhiều người biết đến tôi hơn. Chính nhờ vậy mà gần đây, một cặp vợ chồng Việt kiều ở Ý về nước được người nhà đưa đến gặp và nhờ tôi sang bên ấy dời giúp căn nhà cổ của họ. Sau khi nghe họ mô tả về căn nhà, tôi đã phác thảo sơ phương án giải quyết, thế là họ đã đồng ý mời tôi sang. Tuy nhiên, đến nay, họ cho biết phải chờ ý kiến của địa phương bên đó sau khi mở một hội thảo.
Được biết, từ lâu, ông đã muốn sang Ý nghiên cứu tháp Pisa?
Nguyễn Cẩm Lũy: Chính xác là như vậy, tôi nhận nhiều thông tin về tháp này qua tivi, báo chí nhưng muốn được thấy tận mắt tháp nghiêng như thế nào.
Vậy ông có ấp ủ ý định về Tháp Pisa?
Nguyễn Cẩm Lũy: Trong một lần tham gia hội thảo tại Hà Nội, tôi có đưa ra ý kiến của mình về tháp Pisa. Nhiều người cho rằng tôi “ngông” khi có ý tìm hiểu một công trình nghiêng của thế giới. Qua bao nhiêu năm, tháp nghiêng vẫn tồn tại và là sản phẩm du lịch của nước Ý, thì một người thợ sửa chữa được nhà nghiêng như tôi cũng được quyền đứng ngắm nghía nó một chút có sao đâu!
Đến nay ông đã thực hiện thành công hơn 200 công trình. Vậy thì nguyên tắc cơ bản nào khi bắt tay vào thực hiện một công trình mới?
Nguyễn Cẩm Lũy: Khi bắt tay vào thực hiện một công trình nào đó tôi làm công tác điều nghiên rất kỹ. Ví dụ như muốn chữa lại một ngôi nhà bị nghiêng, trước tiên tôi phải xem bản vẽ kết cấu móng của ngôi nhà đó. Sau đó tôi tiến hành tính toán chi tiết về thành phần vật liệu xây dựng, khả năng chịu lực của nền móng (tải trọng nền), đặc điểm địa chất (đất đai, thổ nhưỡng…) để đưa ra giải pháp tối ưu nhất. Tôi đã từng thức trắng nhiều đêm với những công trình của mình và tâm niệm đã không nhận làm thì thôi, còn nhận thì phải chắc chắn và hiệu quả.
Vậy công trình nào để lại ấn tượng nhất trong quá trình làm “thần đèn” của mình?
Sáng ngày 9/3/2005, trong khi ông trả lời phỏng vấn báo KHPT tại trụ sở Công ty TNHH Xây dựng Cầu đường – Thủy lợi Thần Đèn thì một cặp vợ chồng người Philippines tên là Frank C. Cuaso cùng người thân đến nhờ “Thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy sang Philippines dời giúp căn nhà biệt thự xây trên diện tích 400m2. Sau khi mô tả về vị trí căn nhà, và được ông Nguyễn Cẩm Lũy phác thảo những bước di dời trên bản vẽ, cặp vợ chồng này đã đồng ý mời ông sang giúp. Toàn bộ chi phí và thủ tục đang được người thân của Frank C. Cuaso lo liệu và hoàn tất để “Thần đèn” có thể sang Philippines vào cuối tháng 3 này. |
Nguyễn Cẩm Lũy: Tôi là người say mê công việc nên dường như công trình nào cũng đọng lại ít nhiều ấn tượng đối với tôi, nhưng đáng nhớ nhất có lẽ là những công trình về di tích lịch sử, vì mình không làm gì để giữ lại những giá trị văn hóa thì đời sau con cháu không còn nhìn thấy nữa. Trân trọng những giá trị cổ, nên trong quá trình nghiên cứu di dời đình Nại Nam ở Đà Nẵng tôi rất cẩn trọng. Công trình này không dưới ba lần tôi thực hiện trên mô hình trước khi bắt tay vào làm. Kết quả di dời thì như ý nhưng có một số chi tiết bên trong bị hư, tôi tiếc vì mình không thể làm hơn thế. Sau công trình này, tôi rút ra một phương châm là bao giờ cũng phải tìm cách giảm thiểu những hư hại xuống mức thấp nhất trong công tác di dời, chống nghiêng, chống lún…
Có ý kiến cho rằng những bí quyết của ông dường như chỉ để “cha truyền con nối”?
Nguyễn Cẩm Lũy: Ý kiến này cũng đúng vì trong thời gian này tôi cần truyền đạt kinh nghiệm và nghề nghiệp của mình. Hơn nữa, Công ty TNHH Xây dựng Cầu đường – Thủy lợi Thần Đèn của tôi cần có những cộng sự đắc lực đáng tin cậy. Hiện nay, bốn đứa con trai tôi đã có ba đứa theo nghề cha, còn cậu út đang theo học Đại học ngành xây dựng. Hy vọng sau này ra trường, với trình độ chuyên môn cao, cháu sẽ giúp cha và các anh hóa giải những điều hiện nay chúng tôi chỉ làm theo kinh nghiệm và thói quen.
Vậy sau này ông có ý định viết những kinh nghiệm mình làm ra thành tài liệu để góp một phần nhỏ của mình cho ngành xây dựng?
Nguyễn Cẩm Lũy: Với trình độ một nông dân học trường làng, tôi chưa dám nghĩ đến điều đó, nhưng nếu có ai muốn phối hợp viết chi tiết thành sách tham khảo thì tôi cũng sẵn sàng hợp tác.
Có thể bạn quan tâm
Ép cọc BTCT – Gia cố móng
ÉP CỌC LÀ GÌ? Ép cọc là đưa cọc xuống đất nền để làm móng...
Chi phí nâng nhà lên cao trọn gói 2024 – Công ty Cẩm Lũy
Nâng nhà – Chi phí để nâng nhà lên cao 2024 Chi phí nâng nhà...
Thiết kế thi công nhà Anh Hùng – Công ty Cẩm Lũy
Công ty Cẩm Lũy Thiết kế thi công nhà Anh Hùng Thông tin công trình:...
Tặng huy chương cho “Thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy 2004
“Thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy nhận huy chương “Vì sự nghiệp xây dựng” Vào ngày 05/03/2004,...
Phương án phục dựng hòn Phụ Tử của “thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy
“Hồi mới khởi nghiệp, tôi đã từng di dời những tòa nhà nặng đến 3.000...
Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình
Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình Hợp đồng thi công xây dựng...
Phương án xử lí nhà nghiêng cố khi nhà bên cạnh thi công xây dựng
Làm gì khi nhà bị nghiêng lún khi hàng xóm xây nhà bên canh Trong...
Bảng tra trọng lượng thép hình, các loại H, U, I, L V tiêu chuẩn 2023
Thép hình H I U V – Bảng tra trọng lượng tiêu chuẩn Camluy...