Phương án phục dựng hòn Phụ Tử của “thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy

“Hồi mới khởi nghiệp, tôi đã từng di dời những tòa nhà nặng đến 3.000 tấn huống chi bây giờ tay nghề và kỹ thuật đã nâng lên bội phần thì việc phục dựng lại nguyên trạng hòn Phụ Tử (ước nặng chừng 1.300 tấn) không có gì là quá khó khăn” – “thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy khẳng định với báo chí.

Ông Lũy cho hay, trong ngày 19/8, ông đã cùng những cộng sự đắc lực trở lại hòn Phụ Tử (huyện Kiên Lương, Kiên Giang) lần thứ 2 để khảo sát thêm, trước khi hoàn thành phương án chi tiết cho việc phục dựng thắng cảnh cấp quốc gia này.

thần đèn, cẩm; lũy, nâng nhà, dời nhà, nhà nghiêng, lún móng, gia cố móng, chuyển nhà, nâng tầng nhà, nâng nền, nâng cao, di dời, chuyển nhà
Hòn phụ tử lúc bị gãy đổ

Trước đó, ngày 14 – 15/8, ông đã đến hiện trường khảo sát bước đầu và quả quyết: có thể phục dựng nguyên trạng mà không phải cưa xẻ các khối đá.

“Thần đèn” nói: “Tôi đã đo đạc chi tiết, thấy toàn bộ hòn Phụ Tử hiện hữu có chiều dài hơn 120m, rộng 70 – 80m, riêng phần chân hòn Phụ vừa bị sụp có đường kính hơn 23m. Một số thông tin khác: các phần đã bị sụp có tổng trọng lượng khoảng 1.300 tấn, trong đó phần ngọn đã bị chìm dưới biển có trọng lượng khoảng 600 – 700 tấn; phần chân bị ngã ngang ở độ cao khoảng 15m nặng hơn chút đỉnh.

thần đèn, cẩm; lũy, nâng nhà, dời nhà, nhà nghiêng, lún móng, gia cố móng, chuyển nhà, nâng tầng nhà, nâng nền, nâng cao, di dời, chuyển nhà
Hòn phụ tử lúc ban đầu

Về cấu hình, các khối đá của cả hai phần ngọn và chân hòn Phụ sau khi sụp đổ đều không còn nguyên trạng, các góc cạnh, thậm chí những khối đá xếp chồng lên nhau đã bị mẻ, bể. Còn phần chân hòn, kể cả một số khu vực bị ngập dưới mực nước biển đã bị rạn nứt.

Vì vậy, muốn khôi phục lại thì việc đầu tiên tôi sẽ làm là gia cố hòn Tử; tiếp đến gia cố phần chân hòn Phụ bằng các cọc ép liên kết sao cho có thể chịu được tải trọng trên 1.300 tấn (trọng lượng của phần hòn Phụ đã bị sụp), rồi mới tính đến việc trục các khối đá bị sụp lên và gắn những mảnh vỡ vào chỗ cũ.

Trong các công đoạn trên, thì việc trục các khối đá (mà không cắt xẻ) là khó nhất, nhưng tôi đã tính kỹ, chỉ cần sử dụng một số máy móc cơ giới hiện có trong vùng, kết hợp các thiết bị di dời nâng cao, chống nghiêng và các trục lăn xoay 360 độ tự chế (tôi hiện có một xưởng cơ khí để làm việc này) cho phù hợp yêu cầu công việc”.

Hiện tại, “thần đèn” đang thực hiện hợp đồng di dời 6 tòa nhà kiên cố (trong đó có trụ sở Trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Tháp với kết cấu một trệt một lầu, dài 40m, ngang 10m, trọng lượng trên 2.000 tấn tại thị xã Cao Lãnh).

Ông cho biết sẽ rất vinh dự nếu được mời tham gia phục dựng hòn Phụ Tử. “Tôi cam đoan với kinh nghiệm bản thân và sự trợ giúp của chừng 50 công nhân, sẽ hoàn thành việc phục dựng hòn Phụ trong khoảng 1 năm. Tôi cần nhất là một tấm ảnh hòn Phụ Tử lúc chưa sụp, ảnh càng to càng tốt, để tôi có thể dựng lại y chang như vậy”.

Hiện bức ảnh về hòn Phụ Tử được xem là lớn nhất Việt Nam (18m x 12m) do nghệ sĩ Trần Lam chụp, đang được treo tại UBND tỉnh Kiên Giang.

Theo Tấn Đức
Báo Thanh niên

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!